Halloween party ideas 2015



VPN là từ viết tắt của từ “Virtual Private Network” là một mạng thường dành riêng để kết nối các máy tính trong nhà hay trong một tổ chức với nhau thông qua Internet. Với VPN, bạn có thể thiết lập kết nối từ xa để duyệt web an toàn hơn, vượt firewall ở cty để “giải trí”, tạo mạng ảo để cùng bạn bè chơi game như khi chơi bằng mạng LAN mà chúng ta không phải ở gần nhau, truy cập các tập tin được chia sẻ và rất nhiều lợi ích nửa .v.v…
Bài viết này mình chia sẻ cách tạo VPN Server trên Windows 10 (Các phiên bản Windows 7 / 8x làm tương tự / Chuẩn PPTP và L2TP).



A. Khởi tạo VPN trong LAN

B01: Click “Open Network anh Sharing Center” . Trang thiết lập mạng và chia sẻ



B02: Click “Change adapter settings”. Thiết lập bộ chuyển đổi



B03: Click vào “File” (trên Windows 7/8x thì nhấn phím “alt” sẽ xuất hiện “File”)



B04: Click “New Incoming Connection”



B05: Chọn Tài khoản đăng nhập VPN, ở đây mình chọn tài khoản “ThisPC.vn”. Bạn có thể thiết lập tên và mật khẩu bằng cách click vào “Account Properties”. Tiếp tục nhấn “Next”



B06: “Through the Internet”, cho phép các máy kết nối VPN được thông ra Internet. Cuối cùng nhấn Next ( Nếu bạn không muốn các máy đã kết nối VPN được ra Internet thì bỏ lựa chọn này ).



B07: Nếu bạn muốn cấu hình dãy IP sẽ cấp phát cho VPN thì chọn “TCP/Ipv4” và “Properties” nó lên sau đó thiết lập dãy IP. Mặc định là cho DHCP cấp phát (thiết lập này sẽ làm giảm tải DHCP và kết nối VPN được nhanh hơn, tuy nhiên bạn phải đồng bộ dãy IP dữa VPN Server và DHCP Server nếu không sẽ gây xung đột dẫn đến không kết nối dc VPN Server)




B08: Và cuối cùng đây là VPN Servers của bạn. Tuy nhiên để thông ra Internet và kết nối với các máy ngoài Internet chung ra cần làm thêm các bước ở Phần B “Mở Port và tạo Domain cho VPN ra Internet”



B. Mở Port và tạo Domain cho VPN ra Internet

B09: Mở Port trên router để thông ra internet, ở đây mình chỉ ví dụ trên mô hình cơ bản IP lớp C và trên router “TL WR 740N v4”.
Truy cập vào trang cấu hình router (của mình là 192.168.0.1), đến phần “Forwarding” > “Virtual Servers” > “Add New” (xem hình)





B10: Thiết lập thông số trong “Virtual Servers”
– Service & Internal Port: giải port được mở, (port “1723” <=> chuẩn PPTP / port “1701” <=> chuẩn L2TP / port “443” <=> chuẩn SSTP)
– IP Address: IP LAN của VPN Server
– Protocol: Giao thức, ở đây chọn “All” (tất cả TCP/UDP)
– Status: Trạng thái của “Virtual Server Entry” là “Enabled” (hoạt động)
=> Cuối cùng nhấn “save” để lưu lại thiết lập

Kết thúc bước này cơ bản chúng ta đã có thể kết nối với VPN Server của mình. Đa phần các bạn chỉ dc ISP cấp IP động trên Internet nên việc xác định VPN của mình đang là IP bao nhiêu trên Internet thì cần phải có DDNS trỏ vào domain, ở đây mình chọn dịch vụ của “no-ip” để giải quyết vấn đề, xem tiếp các bước tiếp theo (Nếu bạn nào có IP tĩnh thì không cần làm thêm các bước ở dưới !)





B11: Tạo DNS động cho IP động của VPN Server



B12: Đăng nhập vào VPN và chiến thôi !



Bài viêt này mình chia sẻ ngắn gọn, nếu phần nào không hiểu vui lòng góp ý ngay phía dưới nhé ! Chúc các bạn thành công .


nguồn: Thicpc

Post a Comment

Powered by Blogger.